Hiện nay có khá nhiều trường hợp nổ bình ắc quy xe máy khi đang chạy trên đường, gây tác hại rất nghiêm trọng đến người chủ phương tiện cũng như những người chung quanh. Vì vậy để có thể tránh được các nguy cơ gây nổ bình ắc quy xe máy người dùng cần phải nắm thật rõ các nguyên nhân chính dẫn đến nổ bình ắc quy.
Nguyên nhân khiến bình ắc quy dễ phát nổ
Ắc quy bị chạm chập cực (+) với cực (-)
Nguyên nhân này có thể giải thích rằng, vô tình các dụng cụ dẫn điện như kềm, cờ lê, dây điện... rơi vào giữa 2 cọc bình làm ngắn mạch 2 điện cực, lúc đó dòng điện phóng qua bình rất lớn làm nhiệt độ bình tăng cao rất nhanh và gây nổ bình.
Để bình tiếp xúc với tia lửa điện khi đang nạp ắc quy
Đây là một sai lầm phổ biến và khá nguy hiểm nhưng nhiều người mắc. Bởi khi nạp ắc quy loại axit-chì hở thì ắc quy sẽ có 2 loại khí dể cháy là hyđrô và oxy được tạo ra. Nếu có tác nhân gây cháy như tia lửa hàn cắt, tàn thuốc, ma sát mạnh…thì hỗn hợp này sẽ gây cháy trong môi trường kín, dẫn đến nhiệt độ và áp suất bình tăng cao gây phát nổ bình. Do đó khi sạc ắc quy axit-chì hở người ta thường phải mở nắp van thoát khí. Với loại axit-chì kín thì hỗn hợp khí này sẽ kết hợp thành nước ở bên trong bình chứ không thoát ra ngoài nên khả năng cháy nổ do cháy khi nạp sẽ thấp hơn loại axit-chì hở.
Do nạp ắc quy quá dòng, quá áp
Trong mọi chế độ nạp thì cần phải giữ nhiệt độ ắc quy dưới mức 40 độ C. Việc nạp quá dòng, quá áp sẽ dẫn đến ắc quy bị nóng quá nhiệt độ này dẫn đến tuổi thọ ắc quy giảm nhanh và đặc biệt ắc quy có thể phát nổ nếu nhiệt độ quá cao. Do đó phải luôn theo dõi nhiệt độ bình trong suốt quá trình nạp, nếu thấy nhiệt độ bình lên cao thì phải giảm dòng nạp xuống ½ dòng nạp hiện tại và tiếp tục theo dõi.
Dấu hiệu nhận biết bình ắc quy có vấn đề
Dấu hiệu đơn giản nhất để phát hiện một chiếc ắc quy đang yếu là bạn không thể đề nổ máy xe được nữa, đèn báo N bị tối hoặc tắt hẳn, còi kêu nhỏ, đèn phanh và xi-nhan sáng yếu.
Nhưng dấu hiệu ắc quy bị yếu ban đầu khá mờ nhạt và không rõ ràng, do đó phải chịu khó để ý thì mới có thể phát hiện ra như: Khởi động không được nhạy, bấm đề phải liên tục, không mạnh; Còi xe nghe yếu và "lạc giọng", tiếng còi không được trong như khi xe còn đầy điện; Đèn xe, xi-nhan yếu và không được sáng; Khi đi trong trời tối, bật đèn pha, lúc còi xe thì ánh sáng đèn yếu đi trông thấy...
Ngoài ra khi nhìn vào bình nếu bị phồng rộp hoặc có các vết rỉ bẩn ra ngoài chứng tỏ ắc quy đang có vấn đề. Hãy thử ngửi xem bình ắc-quy có mùi cháy khét hay không, nếu có hãy thay thế sớm nhất có thể.
Bên cạnh đó, có một cách đơn giản để kiểm tra ắc quy còn tốt hay không là sử dụng một chiếc ắc quy khác lắp vào thay thế, nếu xe hoạt động bình thường thì do ắc quy cũ đã hỏng. Nếu lắp ắc quy mới vào mà vẫn không khởi động được thì cần kiểm tra lại công tắc đề, máy đề, hệ thống dây diện xem có bị hỏng hóc hay bị đứt.
Phòng tránh nổ bình ắc quy xe máy
Khi xe có dấu hiệu không đề nổ, không nên nhấn đề liên tục vì lúc đó ta đang ép ắc quy phóng điện liên tục với dòng điện khởi động, mà dòng khởi động thì rất lớn do đó khả năng gây nổ bình rất cao.
Khi sửa chữa thay thế bình ắc quy, phải tuyệt đối tránh để rơi bất cứ vật gì vào giữa 2 cọc bình hoặc siết các kết nối không chặt, đều này dẫn đến khả năng chạm chập gây nổ bình rất cao.
Bình ắc quy nước lâu ngày không được bảo dưỡng, kiểm tra châm nước, rất có khả năng bình bị khô dung dịch điện phân. Sau khi đề máy, bình ắc quy sẽ được nạp điện để bổ sung trở lại, quá trình nạp điện sẽ làm các bình ắc đã bị quy khô dung dịch tăng nhiệt độ rất nhanh và gây phát nổ bình.
Khi thấy bình mau khô nước, bình nóng cần xem lại bộ sạc của xe máy, có thể bộ sạc bị hỏng và đây cũng là nguyên nhân gây quá dòng, quá áp sạc dẫn đến nổ bình.
An Dương (T/h)
Nạp Ắc Quy Bình Ắc Quy Ắc Quy Nạp Điện Phát Nổ Hyđrô Máy Nổ Cờ Lê Nạp Lạc Giọng Dòng Điện Điện Phân Tia Lửa Điện Chủ Xe Nổ Phóng Điện Điện Cực Tia Lửa Dẫn Điện SạcGoogle Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm XeMua bán xe ô tô cũ
Đăng nhận xét