Xe bán tải rục rịch tăng giá khi có tin thay đổi mức thuế, phí 6

Nguyên nhân dẫn đến việc rà soát lại này là do chính sách thuế/phí đối với dòng xe bán tải đang nhận nhiều luồng tin trái chiều cho rằng loại xe này đang được sử dụng như xe con, trong khi lại được áp mức lệ phí trước bạ thấp hơn. Như vậy là không công bằng, gây thất thoát cho ngân sách.

Kẻ khóc người cười, thị trường xáo trộn

Người tiêu dùng cá nhân đang vô cùng lo lắng với thông tin nói trên, nhất là những khách hàng chuẩn bị mua xe mới. Tại các đại lí của các hãng xe như Mazda, Nissan hay Toyota, sự quan tâm của các khách hàng đối với dòng xe này đang tăng lên, số lượng đơn hàng đang có chiều hướng tăng lên và khách hàng cũng có vẻ không do dự khi thời gian nhận xe có thể kéo dài.

Bên cạnh đó, thị trường xe cũ cũng có nhiều thay đổi. Những người đang sở hữu xe tỏ ra vui mừng vì cho rằng nếu tăng thuế phí, giá trị bán lại của những chiếc xe bán tải sẽ tăng lên. Một số mẫu xe bán tải đang hút khách nhanh chóng tăng giá thêm từ 30 - 50 triệu đồng. Nếu như mẫu Ford Ranger Wildtrak 3.2 phiên bản 2014 trước đây chỉ có giá xấp xỉ 700 triệu đồng thì nay được rao bán với mức giá là 730 triệu đồng; chiếc Nissan Navara LE 2011 số sàn đang được rao bán khoảng 415 triệu đồng, nâng mức giá chênh lệch lên gần 20 triệu đồng  so với khi trước.

Xe bán tải có đang "tranh khách hàng" với phân khúc khác?

  Biểu đồ thể hiện tỷ trọng phân khúc bán tải và SUV tại thị trường Việt Nam

Việc lớn mạnh không ngừng của phân khúc bán tải đang dẫn tới ý kiến cho rằng: từ những ưu đãi về thuế/phí sẽ khiến người tiêu dùng cá nhân từ bỏ các dòng xe du lịch 7 - 9 (MPV và SUV) chỗ để chuyển sang sử dụng xe bán tải. Trên thực tế, điều này sẽ khiến cho ngân sách bị thất thoát khá lớn. Chính vì vậy, cần phải xem xét để điều chỉnh lại cho phù hợp.

Ngược lạ, luồng thông tin lại vấp phải sự phản đối từ các nhà sản xuất. Họ cho rằng, phần lớn đối tượng khách hàng của dòng xe bán tải này là các tổ chức, doanh nghiệp mua và sử dụng cho mục đích thương mại chứ không đơn thuần chỉ là các khách hàng cá nhân. Việc điều chỉnh tăng thuế/phí sẽ gián tiếp làm tăng chi phí cho các khâu dịch vụ, hàng hóa, làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo kế quả mà Ford công bố thì gần 70% doanh số của hãng là khách hàng từ các doanh nghiệp và tổ chức, Isuzu cũng có tỉ lệ tương tự. Tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội thì khách hàng của Chevrolet cũng đạt tỉ lệ 57 - 63%  là các doanh nghiệp, tổ chức.

Các nhà sản xuất cũng không đồng tình với luận điểm khách hàng bán tải đã lấy đi thị phần của phân khúc SUV. Dẫn chứng là từ năm 2008 đến nay, bất chấp sự có mặt của phân khúc bán tải thì phân khúc SUV vẫn tăng trưởng đều đặn. Rõ ràng, sự tăng trưởng của SUV không chỉ đến từ doanh số bán hàng mà ngay cả tỉ trọng trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam của phân khúc này vẫn đạt những con số khả quan.

Biểu đồ thể hiện doanh số của phân khúc bán tải và SUV từ năm 2008 đến nay.

Biểu đồ thể hiện doanh số của phân khúc bán tải và SUV từ năm 2008 đến nay

Bên cạnh đó, các hãng sản xuất còn cho rằng, việc cần hạn chế dòng xe pick-up nhập khẩu để hỗ trợ sản xuất trong nước là chưa hợp lí vì cho điều này, việc chỉ có duy nhất mẫu Premio Pronto (thương hiệu Hàn quốc) là được lắp ráp trong nước còn lại toàn bộ 8 mẫu xe khác (bao gồm cả UAZ pick-up) cũng được nhập khẩu nguyên chiếc.

Xe bán tải - Là xe du lịch hay xe thương mại?

Trên thực tế, xe bán tải đang có những quy định khá riêng biệt: Theo như Quy chuẩn 41:2016/BGTVT  thì xe loại này khi lưu thông trên đường sẽ được coi như xe con. Thêm vào đó lại phải chịu quy định tính như xe tải về niên hạn sử dụng (25 năm) do công năng sử dụng để chở hàng. Vì vậy, nếu có việc điều chỉnh các chính sách thuế/phí đối với dòng xe bán tải thì chắc chắn niên hạn của dòng xe này cũng sẽ phải được gỡ bỏ để cho công bằng đối với xe du lịch. Thế nhưng, đây cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự xung đột  từ chính các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật phân loại xe khi các dòng xe bán tải lại có thiết kế và rất phù hợp để chở hàng hóa (cho dù đặc thù không phải là chở gạch, đá...). 

Hiện tại, hạn lưu hành của xe bán tải là 25 năm.

Hiện tại, hạn lưu hành của xe bán tải là 25 năm

Hiện tại, dòng xe bán tải phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt 20% đối với dung tích động cơ từ 2.500cc - 3.000cc và đối với dung tích động cơ trên 3.000cc là 25%. Do được hưởng ưu đãi từ Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho Khu vực Thương mại Tự do ASEAN nên mức thuế nhập khẩu của loại xe bán tải chỉ là 5%. Tại Việt Nam, hầu hết các mẫu xe bán tải đều được nhập khẩu từ Thái Lan (trừ Pronto lắp ráp trong nước và UAZ nhập khẩu từ Nga), trong khi các dòng xe du lịch dưới 9 chỗ hiện vẫn chịu mức thuế 30% (nếu đáp ứng đủ yêu cầu nội địa hóa ở nước sở tại).

Nếu tính thêm lệ phí trước bạ, trong khi với các dòng xe du lịch dưới 9 chỗ là 10-15% (phụ thuộc vào quyết định của Hội đồng Nhân dânở  từng địa phương: ở Tp. Hồ Chí Minh là 10% , Hà Nội là 12%) thì xe bán tải chỉ phải chịu mức thu 2%.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với các nước trong khu vực và trên thế giới, chắc chắn sẽ có thêm nhiều điều kiện rằng buộc hơn. Xét ở hướng tích cực, điều này mang đến những cạnh tranh mới, giúp cho người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn. Thị trường ô tô nói chung và phân khúc xe bán tải nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó; sẽ có những sự cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn từ các nước khác trong khu vực. Cũng vì lẽ đó, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam muốn ổn định và phát triển hơn nữa thì cần có những chính sách quản lí ổn định và mang tính lâu dài, bền vững. Quan trọng hơn là sự minh bạch, để có thể đạt được mục đích cuối cùng: giúp người dân được hưởng những sản phẩm tốt nhất, hiện đại nhất, với giá thành hợp lí nhất.

Giá Xe Bán Tải Thuế Xe Bán Tải Xe Bán Tải

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm Xe

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget